Nút thắt khó tháo gỡ ở Kosovo
Hôm nay 1.3, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Đại học Thanh Hoa - một đại học hàng đầu Trung Quốc, tổ chức hội thảo quốc tế "Giáo dục Đại học Việt Nam - Trung Quốc: Cơ hội và thách thức của giáo dục đại học trong thế kỷ 21 - kỷ nguyên trí tuệ số". Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học của hai đại học chia sẻ, thảo luận về cơ hội phát triển của giáo dục đại học trong thời đại bùng nổ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI). Tại hội thảo, PGS Nguyễn Viết Nhung, Trưởng khoa Y, Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi T.Ư, cho biết từ nhiều năm trước, ở Việt Nam, nhà nước đã có chương trình quốc gia KC 4.0 nhằm đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng AI trong y tế. Cũng theo PGS Nguyễn Viết Nhung, hiện Việt Nam đã có phần mềm học sâu hỗ trợ chẩn đoán lao phổi dựa trên ảnh X-quang ngực. Khi sử dụng phần mềm này, bác sĩ đưa ảnh đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vào, sau đó phần mềm sẽ xử lý và đưa ra kết quả. Dự đoán của phần mềm với độ chính xác trên 95%. Việc ứng dụng AI đạt hiệu quả phát hiện sớm bệnh lao tăng gấp đôi so với trước khi ứng dụng AI. Công nghệ AI được gắn vào các máy X-quang và có phần mềm hỗ trợ đọc phim X-quang. AI sẽ hỗ trợ bác sĩ tìm những bệnh nhân nghi mắc lao dựa trên các tổn thương. Từ đó, bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm tìm vi khuẩn lao chính xác hơn."Từ nhiều năm trước, tại Bệnh viện Phổi T.Ư, tôi là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu ứng dụng AI trong chẩn đoán và dự báo dịch tễ bệnh lao phổi, dựa trên dữ liệu của Việt Nam. Chúng tôi sở hữu kho dữ liệu gồm 30.018 phim X.Q đạt tiêu chuẩn kỹ thuật dán nhãn lao phổi, hiện dữ liệu này được công khai dùng chung trong cả nước", PGS Nguyễn Viết Nhung cho biết. Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, AI được coi là chìa khóa cho tương lai y tế, mang lại những đột phá trong chẩn đoán, điều trị, và phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, một trong những thách thức hiện nay là thiếu sự kết nối liên ngành, đặc biệt từ khâu đào tạo, giữa các ngành khoa học sức khỏe với các ngành công nghệ - kỹ thuật. "Bác sĩ thì không biết về AI, còn kỹ sư AI thì không biết về công việc thầy thuốc. Để phát triển ngành khoa học sức khỏe (trong đào tạo, nghiên cứu cũng như khám chữa bệnh), yêu cầu tất yếu là các thầy thuốc và các kỹ sư AI cần phải có "cùng một tiếng nói", nghĩa là hai bên phải hiểu được công việc của nhau, để giúp nhau tạo ra những công cụ công nghệ hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ. Vì thế, đào tạo liên ngành cho bác sĩ và kỹ sư AI là giải pháp hết sức quan trọng", PGS Nguyễn Viết Nhung nói. PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ thêm: "Chúng ta vẫn nghe nói, AI phát triển thì bác sĩ mất việc. Chúng tôi không nghĩ như vậy, mà là bác sĩ sử dụng AI sẽ thay thế những bác sĩ không sử dụng AI". PGS Nguyễn Viết Nhung cũng bày tỏ mong muốn được hợp tác với Đại học Thanh Hoa trong nghiên cứu và đào tạo nhân lực AI y tế. Hình thức hợp tác có thể là đào tạo bác sĩ sử dụng AI thông qua các khóa học ngắn hạn, qua đó bác sĩ Việt Nam được học về phân tích dữ liệu, ứng dụng AI cơ bản; kỹ sư AI Việt Nam được học về kiến thức y khoa, thiết kế AI hiệu quả. Sự hợp tác giữa hai bên còn được thực hiện thông qua các chương trình trao đổi sinh viên, nghiên cứu sau đại học… Có những chương trình hợp tác để nghiên cứu sinh Đại học Thanh Hoa được thực hành tại bệnh viện Việt Nam, sinh viên Việt Nam được tiếp cận công nghệ AI tiên tiến tại Đại học Thanh Hoa.Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, "mong ước thiết tha" của Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội là có một trung tâm mô phỏng y khoa đào tạo tiền lâm sàng. Hiện nay, việc đào tạo lâm sàng cho sinh viên y khoa hầu như chỉ thực hiện tại bệnh viện. Việc sinh viên trực tiếp học trên bệnh nhân ẩn chứa nhiều rủi ro và hiện cũng gặp khó khăn do thực hiện luật Khám chữa bệnh."Theo chuẩn mực đào tạo y khoa quốc tế thì đào tạo tiền lâm sàng là đào tạo trong các mô hình mô phỏng. Học qua mô phỏng thì sinh viên được phép sai lầm, được lặp đi lặp lại nhiều, có như thế các em mới nhanh giỏi lên được", PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ.Kinh hoàng xe container vượt đèn đỏ, 'phóng như bay' qua ngã tư
Chia sẻ với Thanh Niên, ông Ted Osius, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc, Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN (USABC) đại diện 180 công ty kinh doanh lớn nhất của Mỹ ở Đông Nam Á, nhận xét quan hệ ASEAN-Mỹ đang duy trì bền bỉ suốt 47 năm qua và tiếp tục mở rộng ở mức độ chưa từng có sau khi nâng cấp qua quan hệ vào năm 2022. Ông Osius cho hay sau khi hai bên thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2022, Mỹ đẩy mạnh nỗ lực hợp tác với ASEAN trong lĩnh vực kỹ thuật số, không gian mạng, y tế, môi trường và khí hậu, năng lượng, vận tải và trao quyền cho phụ nữ, trong khi mở rộng các kênh đối thoại sẵn có về đối ngoại, kinh tế và quốc phòng.Theo Chủ tịch USABC, với tổng GDP toàn khối 3.600 tỉ USD và gần 700 triệu người, Đông Nam Á là đối tác kinh tế quan trọng của Mỹ và là đối tác thương mại lớn thứ tư của nước này. Năm ngoái thương mại song phương được sự thúc đẩy từ hàng hóa sản xuất và công nghệ cao lần đầu đạt đến ngưỡng 500 tỉ USD. Đầu năm nay, số liệu của quý 1 năm 2024 cho thấy Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Đông Nam Á, với giá trị hàng hóa 67,2 tỉ USD.Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp của Mỹ vào khu vực Đông Nam Á đạt 480 tỉ USD, cao gấp đôi so với tổng đầu tư vào các thị trường Trung Quốc đại lục, Nhật Bản, Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan. ASEAN còn là đối tác then chốt của Mỹ trong việc tạo ra các chuỗi cung ứng bền bỉ: 6 thành viên ASEAN chiếm gần 16% trong tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu của linh kiện điện tử. Để so sánh, vùng lãnh thổ Đài Loan chiếm 7% số linh kiện điện tử xuất khẩu toàn cầu, Hàn Quốc (6%) và Nhật Bản (4%), theo báo cáo ASEAN Matters for America/America Matters for ASEAN của USABC và các đối tác.Từng là Đại sứ Mỹ tại Việt Nam (nhiệm kỳ 2014-2017), ông Osius đánh giá Việt Nam góp phần đáng kể cho mối quan hệ thăng hoa giữa ASEAN và Mỹ. Kể từ khi Việt Nam và Mỹ thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vào tháng 9.2023, hợp tác song phương mở rộng khắp mọi lĩnh vực then chốt. "Việt Nam giờ đây là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ trong ASEAN và lớn thứ 8 trên toàn cầu, và Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng trỗi dậy trở thành điểm đến của luồng đầu tư đến từ Mỹ, không chỉ giới hạn trong khu vực ASEAN mà còn mở rộng ở tầm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương", theo Chủ tịch USABC.Trả lời Thanh Niên, ông John Goyer, Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á của Phòng Thương mại Mỹ (trụ sở Washington D.C), Việt Nam lâu nay vẫn tập trung phát triển nguồn nhân lực và cần tiếp tục trong thời gian tới để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt từ Mỹ. Ông Goyer là người phụ trách các cuộc đối thoại và diễn đàn song phương để thúc đẩy tăng cường quan hệ thương mại với các nước Đông Nam Á, cũng như theo dõi tác động của căng thẳng thương mại đối với các chuỗi cung ứng và dòng chảy thương mại trong khu vực"Trong bối cảnh các công ty tìm kiếm nơi xây dựng những trung tâm dữ liệu hoặc nhà máy sản xuất chất bán dẫn, họ muốn vận hành những nơi này bằng năng lượng sạch, xanh hoặc năng lượng tái tạo. Ở nhiều trường hợp, áp lực này đến từ các cổ đông. Và tôi cho rằng trong khi Việt Nam thực sự có tỷ lệ năng lượng tái tạo lớn ở mức đáng kinh ngạc, Việt Nam vẫn tiếp tục tăng lượng tiêu thụ than đá. Vì thế Việt Nam cần tìm cách giải quyết những vấn đề năng lượng này", theo ông Goyer. Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á của Phòng Thương mại Mỹ cũng cho biết các công ty Mỹ có nhiều cơ hội cung cấp công nghệ hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi xanh. Tuy nhiên, hiện vẫn có nhiều thách thức cần giải quyết, chẳng hạn như cần tạo điều kiện để môi trường đầu tư thông thoáng hơn cả ở Mỹ lẫn Việt Nam.Cuộc trao đổi với Phòng Thương mại Mỹ và Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN đã diễn ra trong khuôn khổ chương trình tham quan và đưa tin về hoạt động hợp tác kinh tế ASEAN-Mỹ do Phái bộ Mỹ tại ASEAN (trụ sở Indonesia) phối hợp Trung tâm Đông-Tây (trụ sở Hawaii) tổ chức vào cuối năm 2024.Phòng Thương mại Mỹ và Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEANPhòng Thương mại Mỹ cho biết đại diện gần 3 triệu doanh nghiệp Mỹ trên toàn cầu, trong đó hơn 6.200 công ty Mỹ hoạt động tại Đông Nam Á với khoảng 1 triệu lao động tại các địa phương. Tất cả 50 tiểu bang Mỹ đều xuất khẩu đến ASEAN, tạo điều kiện việc làm cho 625.000 lao động tại Mỹ. Hơn 96% số doanh nghiệp mà Phòng Thương mại Mỹ đại diện là doanh nghiệp nhỏ dưới 100 nhân viên. Còn Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN đại diện hơn 180 công ty lớn nhất của Mỹ ở Đông Nam Á, có văn phòng tại Việt Nam. Đây cũng là tổ chức duy nhất có trụ sở tại Mỹ được ghi nhận trong Hiến chương ASEAN.
Ngủ không yên với cơ sở sản xuất nước đá
Theo đánh giá của tổ chức này, FE CREDIT vẫn đang đối diện với một số thách thức. Tuy nhiên, sự hậu thuẫn tích cực từ ngân hàng mẹ VPBank (xếp hạng tín nhiệm Ba3, triển vọng ổn định) và SMBC sẽ góp phần bù đắp cho các khó khăn này. Triển vọng của FE CREDIT được Moody's duy trì như lần đánh giá gần đây.
Gừng Huế nổi tiếng từ xưa đến nay bởi đặc tính thơm, cay hơn gừng các vùng khác. Đặc biệt phải là củ gừng Tuần - vùng đất đồi pha sỏi phía tây bắc thành phố Huế. Thế nên, trong những con hẻm nhỏ trên các tuyến đường khu vực Tuần, ven sông Hương, Minh Mạng... không quá khó để gặp cảnh người dân mang cả chảo, bếp, vòi nước, bàn xắt... ra tận ngoài đường để làm mứt gừng bán tết.Theo những lò làm mứt gừng ở Huế, nguyên liệu làm món mứt gừng Huế phải dùng củ gừng được trồng trên vùng đất ở ngã ba Tuần nơi hai nhánh tả ngạn và hữu ngạn của dòng sông Hương gặp nhau mới có vị cay nồng, dậy hương thơm khác những nơi khác.
Món salad khoai tây dễ làm và tiện lợi cho kỳ nghỉ hè thêm thú vị
Pogba đã hết hạn treo giò và đang là cầu thủ tự do. Tiền vệ 32 tuổi người Pháp thời gian gần đây chỉ ở nước Mỹ, qua đó cũng gần như xác định mục tiêu khi trở lại thi đấu là tại đây, thay vì gia nhập 1 ở CLB ở châu Âu, trong đó có khả năng trở lại đội bóng cũ M.U cực kỳ khó xảy ra, theo tờ AS."Rất nhiều lời bàn tán về khả năng Pogba sẽ chuyển đến MLS đã được đưa ra trong một thời gian dài, với Inter Miami được xem là điểm đến tiềm năng nhất. Tiền vệ người Pháp có mối quan hệ rất tốt đẹp với ông David Beckham, Chủ tịch Inter Miami, và cũng cực kỳ ngưỡng mộ Messi và các đồng đội, khi anh thường xuyên đến xem đội bóng này thi đấu. David Beckham rất muốn chiêu mộ Pogba để tăng sức mạnh cho Inter Miami thi đấu tại giải FIFA Club World Cup và chinh phục chiếc cúp vô địch CONCACAF Champions Cup", tờ AS cho biết.Mặc dù vậy, Inter Miami sẽ phải chạy đua với CLB Los Angeles FC để có chữ ký của Pogba. Inter Miami và Los Angeles FC cũng sẽ gặp nhau tại vòng tứ kết CONCACAF Champions Cup, với trận lượt đi diễn ra ngày 3.4 và lượt về ngày 10.4.Los Angeles FC đang sở hữu 2 ngôi sao kỳ cựu người Pháp là thủ môn Hugo Lloris và chân sút Olivier Giroud. Nhưng đang thi đấu rất trầy trật ở mùa giải MLS 2025, xếp vị trí thứ 8 trên bảng xếp hạng khu vực miền Tây với 6 điểm sau 4 trận. Trong đó, Giroud dù là chân sút hàng đầu trong thời gian khoác áo CLB AC Milan (Ý), khi đến Mỹ và đã ra sân 13 trận tại MLS vẫn chưa có bàn thắng nào.Do đó, Los Angeles FC đang lên kế hoạch táo bạo, đó là tìm mọi cách thuyết phục Pogba gia nhập đội bóng để giúp Giroud tìm lại "bản năng sát thủ vòng cấm" của mình. Bên cạnh đó, vào mùa hè năm nay, CLB này cũng sẽ đưa về thêm tiền đạo Antoine Griezmann, một người Pháp nữa từ CLB Atletico Madrid, để gia tăng sức mạnh đáng kể cho đội bóng chinh phục ngôi vô địch MLS.Pogba vừa xuất hiện trên sân BMO ở TP.Los Angeles, xem trận Los Angeles FC để thua Austin FC tỷ số 0-1. Đây là trận thua thứ 2 liên tiếp của đội bóng này ở MLS, khiến giới chủ của đội bóng cực kỳ bất an và quyết định thuyết phục ngay ngôi sao người Pháp gia nhập trong thời gian tới đây, theo tờ AS.Nếu Pogba gia nhập Los Angeles FC, anh sẽ có cơ hội tái hợp với các đồng đội ở đội tuyển Pháp trước đây như Lloris và Giroud, cũng như khả năng thêm Griezmann vào mùa hè năm nay. Tuy nhiên, anh cũng sẽ bỏ qua cơ hội thi đấu cùng Messi tại Inter Miami. Mọi quyết định sẽ chờ Pogba công bố, dự kiến chỉ trong tuần này, để đánh dấu sự trở lại của anh trên sân cỏ quốc tế sau 18 tháng vắng mặt vì lệnh cấm do sử dụng doping.